Những điểm mới cơ bản của Luật chính quyền địa phương 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019 đối với cấp xã cần nắm bắt.
Bài và ảnh: Đồng chí Trần Văn Tiến Dũng
- Phó chủ tịch HĐND phường
Ngày 19/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Luật được xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 (Luật tổ chức HĐND và UBND) và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 cũng như các chủ trương, định hướng của Đảng về chính quyền địa phương. Luật gồm 8 chương và 143 điều, tăng 2 chương và 3 điều so với Luật Tổ chức HĐND và UBND.
Trước hết đối với HĐND cấp xã về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương được quy định như sau: Phó Chủ tịch HĐND cấp xã (số lượng là 1) hoạt động chuyên trách. Về các ban của Hội đồng nhân dân cấp xã, đây là quy định mới, gồm Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên khác của ban của Hội đồng nhân dân hoạt động kiêm nhiệm; Trưởng ban không nằm trong Thường trực Hội đồng nhân dân nên không dẫn đến tăng biên chế và bộ máy ở cấp xã. Luật quy định Thường trực Hội đồng nhân dân phê chuẩn Ủy viên của các ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Trưởng ban; Hội đồng nhân dân chỉ tiến hành bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban.
Đối với UBND, đơn vị hành chính cấp xã loại I có không quá 02 Phó Chủ tịch, loại II và loại III có 01 Phó Chủ tịch. Ngoài ra, Luật còn bổ sung Điều 124 quy định về việc điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cho phù hợp với quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ.
Đối với các ủy viên UBND cấp xã trong đó 01 Ủy viên phụ trách quân sự và 01 Ủy viên phụ trách công an để phụ trách về các lĩnh vực hoạt động quan trọng này ở địa phương.
Ngày 22/11/2019, Quốc hội thông qua Luật số 47/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Luật). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
Những điểm mới nổi bật của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019 về chính quyền địa phương cấp xã.
Đối chiếu với Luật chính quyền địa phương 20215. Có 30 Điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương được sửa đổi bổ sung; 05 Điều được thay thế cụm từ và Khoản 4 Điều 9 được bãi bỏ. Những điểm cần lưu ý đối với cấp xã như sau:
Kỳ họp thứ hai HĐND phường Nam Hà khóa IX, nhiệm kỳ 2021-2026( Ảnh minh họa)
Linh hoạt trong tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương
Trước đây, luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” thì nay, theo Luật sửa đổi, bổ sung: Chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Đại biểu Hội đồng nhân dân cần có 01 quốc tịch Việt Nam
Đây là nội dung mới được bổ sung vào Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) phải đáp ứng điều kiện có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, tức là có thể là người mang nhiều quốc tịch nhưng trong đó phải có quốc tịch Việt Nam.
Giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của Luật sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương là giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Cj thể như sau:
Thay đổi cơ cấu Thường trực Hội đồng Nhân dân cấp xã
Hội đồng Nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026 có sự thay đổi so với nhiệm kỳ 2016-2021 về số lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân được bầu và cơ cấu Thường trực Hội đồng Nhân dân. Cụ thể, xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu (đối với xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 1.000 dân đến 2.000 dân giảm 5 đại biểu).
Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có trên 2.000 dân đến dưới 3.000 dân được bầu 19 đại biểu (giảm 6 đại biểu). Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 3.000 dân đến 4.000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 4.000 dân, cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu (giảm 5 đại biểu). Xã, thị trấn không thuộc trường hợp nêu trên có từ 5.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5.000 dân thì cứ thêm 2.500 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu (giảm 5 đại biểu).
Với các phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu (giảm 4 đại biểu). Các phường có trên 10.000 dân thì cứ thêm 5.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu (giảm 5 đại biểu).
Về cơ cấu Thường trực Hội đồng Nhân dân cấp xã, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Thường trực Hội đồng Nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và có thêm các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng Nhân dân cấp xã. Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân cấp xã là đại biểu Hội đồng Nhân dân hoạt động chuyên trách
Tăng số lượng Phó Chủ tịch của xã loại II
Luật sửa đổi cũng thay đổi cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong đó, cho phép xã loại II được có tối đa 02 Phó Chủ tịch xã (trước đây chỉ có 01 Phó Chủ tịch); Xã loại I vẫn có tối đa 02 Phó Chủ tịch xã và xã loại III vẫn chỉ có 01 Phó Chủ tịch xã như trước đây.
Không còn khái niệm “họp bất thường”
Ở cả Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, khái niệm “họp bất thường” đã được sửa đổi thành “họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất hoặc họp chuyên đề”.