Tai nạn đuối nước là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với trẻ em. Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, một trong những nguyên nhân phổ biến là do sự thờ ơ, thiếu sự quản lý, giám sát của người lớn, sự chủ quan của các bậc phụ huynh để trẻ em tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như: ao, hồ, sông, suối, các hố công trình xây dựng, đùa nghịch tại những vùng ngập lụt ngày mưa …

Đặc biệt, trong những ngày hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, trẻ em có một quỹ thời gian nghỉ ngơi khá dài nằm ngoài sự quản lý của nhà trường, thêm vào đó là bản tính hiếu động, tò mò nên các em dễ tìm đến các ao, hồ, sông, suối để tắm mát. Và nguy cơ đuối nước rất dễ dàng xẩy ra bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó, môi trường sống xung quanh cũng luôn có những nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước đối với trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; ao, hồ, sông, suối,... không có rào chắn và biển cảnh báo nguy hiểm cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước đối với trẻ em.

Vậy cần làm gì để phòng chống đuối nước với đối trẻ em?

- Đối với người lớn, các bậc phụ huynh:

Không được lơ là trong việc quản lý, trông, giữ trẻ, đặc biệt ở những vùng sông nước, ao hồ, thường xuyên nhắc nhở về các mối nguy cơ đuối nước với trẻ em.

Cần rào quanh ao, hồ, rãnh nước và lấp kín các hố công trình sau khi sử dụng xung quanh nhà hoặc nơi công cộng.

Làm nắp đậy chắc chắn, an toàn cho giếng, bể nước, chum, vại. 
Cắm biển cảnh báo những nơi nước sâu, nguy hiểm không được lại gần với trẻ em.

- Đối với các em thiếu nhi:

Tuyệt đối không chơi gần ao, hồ, sông, suối hoặc gần bất kì một dụng cụ chứa nước nào nếu không có sự giám sát của người lớn.

Không được tắm, nghịch nước khi chưa được sự đồng ý của bố mẹ, không được tắm sông, nhảy cầu …

Phải mặc áo phao khi tham gia các loại hình giao thông đường thuỷ

 

 

Đăng ký tham gia các lớp học bơi, tập làm quen với nước và các số động tác rèn luyện để có kỹ năng phòng chống đuối nước cùng người lớn.
Nếu thấy bạn chẳng may bị ngã xuống nước, không tự ý nhảy xuống cứu bạn khi không biết bơi và không biết cách cứu đuối mà lập tức gọi ngay người lớn để được cứu giúp; vứt dây, phao hoặc sào dài để kéo bạn lên bờ.

Chúng ta cần làm gì để xử lý khi trẻ em bị đuối nước?

Ngay lập tức đưa trẻ lên khỏi mặt nước, kê cao đầu, kiểm tra xem trẻ còn thở hay không bằng cách đẩy đầu trẻ về phía sau, nâng cằm lên cho hai hàm răng gần như chạm nhau, quan sát và lắng nghe hơi thở của trẻ, nếu trẻ không còn thở phải hô hấp nhân tạo ngay bằng cách bịt mũi trẻ, dùng miệng ngậm kín miệng trẻ, thổi hai hơi liên tiếp để hơi đầy phổi. Nếu tim trẻ đã ngừng đập, cần hô hấp nhân tạo kèm ép tim ngoài lồng ngực bằng cách đan hai bàn tay vào nhau và đặt lên vùng giữa ngực trẻ, cứ ấn xuống 30 lần thì thổi ngạt 2 cái đến khi có sự trợ giúp của y tế hoặc trẻ bắt đầu cử động được 

Sau khi trẻ tỉnh lại cần giữ ấm cho trẻ và gọi số 115 để xin sự trợ giúp của y tế.

Mọi người, mọi nhà và toàn xã hội hãy cùng chung tay hành động vì một môi trường sống an toàn, không có tai nạn đuối nước với trẻ em!

Tài liệu của Phòng VHTT thành phố HT cung cấp


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 262.869
    Online: 4
    ipv6 ready